Đánh mất lợi thế cạnh tranh giữa lúc phải chi nhiều tỷ USD nhập nguyên liệu

18/09/2022 19:29
Các doanh nghiệp trong nước phải chi nhiều tỷ USD do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập đang trong giai đoạn đắt đỏ. Điều này khiến cho giá bán rất khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu tương tự và mất lợi thế ngay trên “sân nhà”. Ngoài ra, phải chịu cảnh đọng vốn vì phải tích trữ nguyên liệu nhập mà còn tiềm ẩn những rủi ro khác. 

 

Chông chênh đơn hàng xuất khẩu các tháng cuối năm Nhiều mối lo đeo bám doanh nghiệp ngành hàng FMCGSố liệu mới đưa ra từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho thấy nhập khẩu (NK) chất dẻo nguyên liệu trong 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 4,912 triệu tấn với trị giá 8,939 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.Vừa đọng vốn vừa tiềm ẩn rủi roVới chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 70-80% giá thành sản phẩm trong ngành nhựa, nhìn từ giá trị NK đã tăng nêu trên, giới phân tích cho rằng giá bán của các doanh nghiệp (DN) trong nước rất khó cạnh tranh với các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu tương tự.

Đánh mất lợi thế cạnh tranh giữa lúc phải chi nhiều tỷ USD nhập nguyên liệu

Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập làm cho nhiều DN nội địa mất lợi thế cạnh tranh từ “sân nhà” cho đến xuất khẩu.

Đơn cử như thị trường Hàn Quốc được ghi nhận là tăng mạnh nhất là hoạt động NK chất dẻo nguyên liệu. Tính riêng 7 tháng đầu năm nay đạt 1.026 triệu tấn với trị giá 1,78 tỷ USD, tăng 34% về lượng và tăng 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ trọng 23,8% tổng lượng chất dẻo nguyên liệu NK của Việt Nam. Theo đó, PP, PE, PET là những chủng loại được nhập nhiều nhất.Trước việc tăng giá nguyên liệu nhựa NK như vậy không chỉ khiến cho các DN trong ngành nhựa bị đọng vốn vì phải tích trữ nguyên liệu mà còn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá, giá dầu thế giới. Nhất là mỗi khi tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến chi phí nhập chất dẻo nguyên liệu vào của các DN nhựa tăng theo. Cũng theo thông tin mới nhất từ VPA, kim ngạch NK hóa chất 8 tháng đầu năm 2022 ước đạt 6,745 tỷ USD, tăng đến 33,7% so với cùng kỳ năm 2021.Các thị trường NK như Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc được ghi nhận tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch NK hóa chất từ thị trường Trung Quốc đạt 2,15 tỷ USD, tăng đến 47,5% so với cùng kỳ năm 2021 và chiếm tỷ trọng 36,2% tổng kim ngạch NK hóa chất của Việt Nam. Các mặt hàng hóa chất được nhập nhiều từ thị trường Trung Quốc là Amoni clorua, Natri sunphat. Muội carbon, Natri carbonate, Axit glutamic, NaOH, Vinyl chloride monomer.Trao đổi với VnBusiness, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) nhận định, có rất nhiều ngành công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoá chất. Và khi giá hoá chất NK tăng lên, nguồn cung thấp đi, sẽ tác động đến một số ngành sản xuất trong nước. Như lưu ý của ông Thanh, khả năng cạnh tranh của các DN trong ngành hàng xuất khẩu chủ lực sẽ giảm đi một khi vẫn còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu hoá chất NK.Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch NK hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Xét về cơ cấu nhóm hàng NK trong 8 tháng qua thì nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%, tăng 1,3 điểm phần trăm. Mất lợi thế cạnh tranh từ “sân nhà” cho đến xuất khẩuCòn xét chung về NK thì Trung Quốc vẫn là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 81,8 tỷ USD (tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước); xếp thứ hai là Hàn Quốc đạt 37,28 tỷ USD, tăng 23,7%; ASEAN đạt 43,8 tỷ USD, tăng 24,6%; Nhật Bản đạt 15,7 tỷ USD, tăng 7,9%. Trong khi đó, NK từ EU đạt 10,3 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước; NK từ Hoa Kỳ đạt 9,9 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.Trong việc phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu NK tính đến nay phải kể đến nhóm ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may - da giày, nhất là tỷ lệ NK nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được cho là chiếm không dưới 60%. Điều đáng nói là các DN trong nhóm ngành này vẫn đang tiếp tục xoay xở với giá nguyên liệu NK còn duy trì ở mức cao. Chẳng hạn như ngành sợi đang có cầu thấp, giá thấp, còn giá bông - nguyên liệu chính cho sản xuất vẫn ở mức từ 3,2-3,4 USD/kg. Trong khi giá sợi hiện tương ứng với giá bông chỉ 2,5 USD/kg.Ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Da giày Tp.HCM, cho rằng chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến ngành cung ứng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua. Trong khi đó, do có những thời điểm đơn hàng xuất khẩu nhiều nên buộc các DN phải ngóng trông vào việc NK nguồn nguyên phụ liệu từ thị trường này.“Việc cải thiện năng lực tự chủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước vẫn còn rất ít. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu chính vẫn phải mua của Trung Quốc, điển hình như hạt nhựa”, ông Khánh chia sẻ.Theo giới phân tích, do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập nên nhiều DN trong nước cũng nhận thức rõ những tác động bất lợi của thị trường thế giới. Điều này buộc họ chủ động ứng phó bằng việc sớm gia tăng NK nguyên liệu cho sản xuất nhằm tích trữ, phòng trước những biến động bất lợi có thể xảy ra.Chẳng hạn như để chuẩn bị cho mùa sản xuất bánh kẹo cuối năm nay, ông Nguyễn Quốc Hoàng, Tổng giám đốc CTCP Bibica, cho biết công ty đã phải cân đối nguồn nguyên liệu NK từ trước đó khoảng 6 - 9 tháng.Trong nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng cho thấy những bất cập khi phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập hoặc giá nguyên liệu trong nước cao hơn nguyên liệu ngoại. Điều đó dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh cho DN ngay trên “sân nhà” và trong hoạt động xuất khẩu. Liên hệ thực tế đến mảng bánh kẹo, ông Nguyễn Quốc Hoàng cho rằng, giá đường trong nước khó cạnh tranh với nhiều nước như Indonesia, Malaysia. Chất béo phải NK 100%, trứng gà DN mua ở trong nước nhưng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gia cầm phần lớn là NK. Vì thế làm cho các DN mất lợi thế đầu vào khi nhắm đến XK bánh kẹo.“Nếu tính bình quân hết các chi phí về nguyên liệu đầu vào đã tăng 20 - 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này buộc chúng tôi phải gia tăng cho được quy mô để có chi phí sản xuất thấp”, ông Hoàng nói.Thế Vinh

Theo Nguồn vnbusiness.vn

Đánh mất lợi thế cạnh tranh giữa lúc phải chi nhiều tỷ USD nhập nguyên liệu - Thị Trường